Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả – Tư vấn báo giá miễn phí 100%
Nhà vệ sinh bạn đang bị thấm nước do đã sử dụng lâu ngày. Các chi tiết bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt tường nhà vệ sinh đang bị xuống cấp, phai màu. Bị thấm dột do hằng ngày bị lượng nước đáng kể xâm nhập và tác động. Nhà vệ sinh bị thấm nước gây ra nhiều hiện tượng khó chịu, phiền toái. Đặc biệt là gây ra các mùi hôi khó chịu.
Vì vậy việc chống thấm nhà vệ sinh là việc làm cần thiết phải được tiến hành nhanh chóng. Làm thế nào để chống thấm hiệu quả và đúng kỹ thuật. Sau đây Tiến Phát sẽ hướng dẫn các bạn Các Kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất. Các bạn có thể tham khảo để áp dụng chống thấm cho nhà vệ sinh của mình nhé.
Trước hết để xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả cao. Thì chúng ta phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân thấm nhà vệ sinh bắt nguồn từ đâu.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm nước
- Ngay từ đầu, khi bắt đầu thi công, không tiến hành chống thấm dột, lỗi thi công hay thi công kém
- Vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng làm cho nước thẩm thấu. Gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Nhà vệ sinh không được thoát nước, độ ẩm cao dẫn đến tình trạng thấm dột nhà vệ sinh.
- Do vỡ đường ống nước, bể chứa nước, nguồn nước…. lâu ngày sẽ làm cho tường bị thấm dột. Và một số nguyên nhân khác
- Do sàn vệ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh… lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm sàn nhà vệ sinh
Các Kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất mà Tiến Phát đã áp dụng
Để những vị trí như: sàn, trần, tường không bị thấm nước và xuất hiện những vết loang lổ, nấm mốc, bong tróc. Bạn cần thực hiện quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật như sau:
► Bước 1: Làm sạch bề mặt tường chống thấm: Làm sạch bề mặt tường nhà vệ sinh giúp loại bỏ bụi bẩn. Cũng như tạp chất đồng thời giúp nâng cao độ kết dính của tường với các vật liệu chống thấm.
► Bước 2: Chống thấm cho cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh: Bạn sẽ dùng hồ dầu Sika Latex trộn chung với xi măng và nước sạch theo tỉ lệ rồi quét lên miệng ống. Tiếp theo trộn vữa SikaGrout 214 – 11 với nước sạch và đổ vào cổ ống. Việc làm này sẽ giúp cho cổ ống hạn chế tối đa tình trạng nứt vỡ.
► Bước 3: Trát vữa cho chân tường và sàn bê tông: Bạn sẽ trộn xi măng và cát theo tỉ lệ 1:1 rồi trát xung quanh chân tường và sàn để lưới gia cố không bị gập.
► Bước 4: Tiến hành chống thấm: Sử dụng hóa chất Sika Latex trộn chung với xi măng và nước để quét lót toàn bộ chân tường, sàn và tường gạch.
► Bước 5: Chống thấm bằng màng đàn hồi: Để ngăn ngừa tình trạng công trinh bị lún, ảnh hưởng đến chống thấm. Bạn sẽ dùng chổi và quét màng lỏng chống thấm Sikaproof Membrain lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường. Riêng phần quét chân tường thường quét cao 30 – 50 cm. Sau khi quét xong lớp thứ nhất, bạn sẽ đợi khoảng 2 – 3 giờ để quét lớp thứ 2.
► Bước 6: Cuối cùng bạn chỉ cần đợi cho các lớp chống thấm khô. Thì có thể nghiệm thu hoàn thành việc chống thấm.
=> Xem thêm báo giá dịch vụ chống thấm TPNY tại đây